Trang chủ

Giới thiệu

Shop thú cưng

Thức ăn cho chó

Thức ăn cho mèo

Dịch vụ thú cưng

Thư viện thú cưng

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Kinh nghiệm nuôi chó Husky

5.0/5 (1 votes)

Chó Husky là một trong những giống chó được yêu thích tại Việt Nam không chỉ bởi ngoại hình mà còn những biểu cảm siêu đáng yêu của chúng, chính vì thế các tín đồ yêu thích thú cưng luôn muốn sở hữu một “đại boss husky” về nuôi ngay lập tức. Dogs mom, xin chia sẽ với các bạn những kinh nghiệm nuôi chó husky trong bài viết này.

Kinh nghiệm nuôi chó Husky

Tuy nhiên, Husky không phải là giống chó dành cho tất cả mọi người bởi nếu bạn không có kinh nghiệm nuôi chó Husky thì chắc chắn bạn sẽ gặp khó khăn trong việc chăm sóc, thậm chí gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng. 

1. Chó husky là giống chó gì?

Khi nhắc tới chó Husky chắn hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới chú chó được mệnh danh “thánh biểu cảm” giống người từ vui, buồn, hờn, giận… làm đốn tim bao người, bởi lẽ đó Husky được mọi người ưu ái và muốn chọn nuôi. Vậy bạn có biết chó husky là giống chó gì không?


a) Nguồn gốc chó Husky

Trên thực tế Husky là giống chó có nguồn gốc tổ tiên từ những chú chó sói tuyết làm nhiệm vụ kéo xe vận chuyển hàng hóa ở các vùng Bắc Cực lạnh giá quanh năm. 

Bởi nhiệm vụ kéo xe đặc biệt nên husky phải di chuyển liên tục trong tuyết lạnh nên đôi chân của chúng vô cùng khỏe khoắn, thân hình cao to, dũng mãnh cùng bộ lông cực dày để bảo vệ cơ thể trước những lúc khí hậu lạnh đến âm độ C.

Husky mang đầy đủ những đặc điểm của chú chó xứ lạnh Bắc cực, vậy tại Việt Nam hay những vùng có khí hậu nhiệt đới khác thì có nên nuôi chó husky không?

b) Có nên nuôi chó Husky không?

Tại Việt Nam, thực tế hiện nay có rất nhiều bạn đã và đang nuôi chó Husky rất khỏe mạnh và thông minh. Vì thế bạn vẫn hoàn toàn có thể nuôi được chó husky nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ chúng trước những thay đổi của khí hậu của nước ta.


Bạn không phù hợp nuôi Husky nếu bạn không đủ các điều kiện sau:

  • Chó husky là giống chó xứ lạnh nên chúng cần rất nhiều thời gian để bạn chăm sóc cũng như quan tâm chúng. Nếu bạn quá bận rộn, không có nhiều thời gian thì không nên nuôi Husky.
  • Bản chất của Husky là giống chó ưa thích vận động, chúng không thể ngồi yên trong nhà hoặc không gian nhà không đủ để chúng chạy nhảy và hoạt động. Vì thế nếu diện tích hay không gian nhà quá nhỏ, hoặc ở các chung cư, căn hộ thì bạn cũng cân nhắc về điều này. Trên thế giới đã có những trường hợp những chú chó Husky bị trầm cảm và trở nên cáu, cắn phá đồ đạc vì không được vận động đủ.
  • Tuy hiền lành và thân thiện, và trung thành nhưng bạn đừng nghĩ chọn husky làm vật nuôi để giữ nhà và bảo vệ các tài sản khi bạn không ở nhà nhé. Chúng không biết cách bảo vệ tài sản và phân biệt được người lạ người quen nếu bạn không dành thời gian huấn luyện đủ nhiều. Vì thế Husky thích hợp làm người bạn đồng hành, làm giống chó kiểng để bạn chăm sóc và vui chơi nhé.
  • Yếu tố về kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn chọn nuôi và quyết định đến sức khỏe của Husky. Thật ra đối với bất kỳ giống chó kiểng nào cũng vậy chứ không phải riêng gì Husky, chúng cần một chế độ ăn uống cũng như chăm sóc đặc biệt, chưa kể là Husky là giống chó xứ lạnh, bạn cần phải quan tâm và chăm sóc chúng nhiều hơn như chuẩn bị môi trường sống đầy đủ máy lạnh, theo dõi y tế thường xuyên, thực đơn ăn uống thay đổi liên tục để bổ sung chất dinh dưỡng cho chúng…Chính vì thế, bạn cần xác định rõ tiềm lực kinh tế, tài chính, thời gian chăm sóc Husky trước khi quyết định mua chúng.

2. Cách chăm sóc chó husky khỏe mạnh

Để sở hữu một chú chó husky khỏe mạnh, thông minh và nhanh nhẹn thì bạn không thể bỏ qua 5 điều quan trọng bên dưới để giải đáp được câu hỏi “nuôi chó Husky như thế nào?” nhé. Cùng Dog’s Mom tìm hiểu nào:

a) Lưu ý điều kiện khí hậu đặc trưng

Như bạn đã biết, những chú chó Husky có nguồn gốc từ vùng xứ lạnh, cơ thể của chúng mang đầy đủ những đặc điểm đặc trưng để bảo vệ cơ thể trước cái lạnh khắc nghiệt như: bộ lông xù, rất dày và dài để giữ nhiệt cho cơ thể, đôi chân khỏe mạnh bao phủ toàn bộ lông…

Tại Việt Nam vùng khí hậu nóng ẩm thì yếu tố về nhiệt độ, sự thay đổi khí hậu là yếu tố đầu tiên và tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của Husky, nếu bạn muốn nuôi một chú chó Husky ở nước ta thì phải lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe cho chúng:

  • Husky rất dễ bị sốc nhiệt khi bị thay đổi đột ngột giữa 2 vùng khí hậu khác nhau, chính vì thế nếu bạn muốn chọn nuôi những chú chó Husky ngoại nhập thì cần chú ý chọn thời gian nhập cho hợp lý. Nên chọn những mùa có thời tiết lạnh hoặc mát mẻ tại Việt Nam để nhập chúng về và tập cho chúng thích nghi dần theo sự thay đổi của khí hậu.
  • Bộ lông xù là ưu điểm giúp Husky giữ nhiệt, bảo vệ cơ thể tại vùng xứ lạnh nhưng khi về việt nam thì đây là điểm yếu và trở ngại cực kỳ lớn đối với chúng. Chúng sẽ bị rụng lông hoặc bị vón cục, gây ngứa ngáy trên cơ thể hoặc thậm chí dễ sinh ra các bệnh nấm mốc về da hoặc sinh bọ chét, ve, rận… 
  • Để tạo cảm giác thoải mái, sạch sẽ cho Husky thì bạn phải tắm rửa thường xuyên, cắt tỉa bộ lông gọn gàng sạch sẽ. Có thể tắm 1 lần/ 1 tuần hoặc nếu chúng vận động nhiều bạn có thể tắm 2 lần/1 tuần.
  • Nên chuẩn bị chỗ ở của chúng ở nơi mát mẻ, thoáng gió, nếu thời tiết quá nóng bạn có thể lắp thêm điều hòa để giúp chúng không bị sốc nhiệt

>> Bạn có thể xem thêm: Dịch vụ tắm chó ở TPHCM

b) Chó Husky nên ăn gì?

Để husky phát triển toàn diện thì thức ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của chúng. Chính vì thế bạn cần chú ý khẩu phần ăn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như năng lượng để Husky hoạt động trong mỗi ngày.

Khẩu phần ăn hàng hằng của Husky không thể thiếu các chất dinh dưỡng sau: protein, chất béo, canxi, chất xơ, khoáng chất, vitamin…. Đặc biệt, bạn cần chú ý thức ăn cũng như cách nuôi chó husky con để giúp chúng phát triển một cách toàn diện. 

Với mỗi độ tuổi khác nhau Husky có chế độ dinh dưỡng cũng như khẩu phần ăn khác nhau, cụ thể như sau:

  • Chó Husky sơ sinh đến 1 tháng tuổi: 

Giai đoạn này chúng mới sinh ra, nguồn dưỡng chất chính và cần thiết, quan trọng nhất đối với chúng bây giờ là sữa mẹ. Trường hợp nếu Husky mẹ không đủ sức khỏe để cung cấp đủ sữa cho chó husky con, bạn có thể bổ sung sữa thêm cho husky con từ các loại sữa bột cho chó con.

  • Chó Husky 1- 2 tháng tuổi: 

Giai đoạn này bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian chăm sóc và bắt đầu tập cho husky ăn dặm. Khi 1 tháng tuổi husky mới bắt đầu mọc răng, nguồn thức ăn chính vẫn là sữa mẹ, tuy nhiên bạn có thể tập cho husky bắt đầu ăn dặm từ những thức ăn xay nhuyễn, mềm như cháo, cơm… 

Không được chó husky ăn các thức ăn cứng để ảnh hưởng tới các hoạt động của răng miệng chúng.

Khẩu phần ăn mỗi bữa của chó husky con giai đoạn này thường từ 4 – 5 bữa/ 1 ngày. Các bữa ăn nên chia nhỏ khẩu phần ăn để giúp husky ăn vừa no, giúp hệ tiêu hóa chúng hoạt động tốt. Không nên ép chúng ăn quá nhiều hoặc cho ăn dồn dập hoặc để bị đói.

  • Chó Husky 2 - 6 tháng tuổi: 

Mỗi giai đoạn trưởng thành husky cần các nguồn dưỡng chất khác nhau để phát triển cơ thể. Giai đoạn này Husky cần bổ sung hàm lượng canxi, protein nhiều hơn bình thường để giúp cho hệ cơ, xương trên cơ thể phát triển hoàn thiện. 

Chính vì thế khẩu phần ăn ở giai đoạn này các thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn của chó husky là thịt, cá, trứng, tôm, rau củ quả… bạn có thể cho cún uống thêm canxi. Khẩu phần ăn ở giai đoạn này là 3-4 bữa/ 1 ngày. 

Thời gian ăn cũng chia đều nhau không nên để cún quá đói hoặc ăn quá no trong một lần ăn. Thức ăn hạt cũng là một giải pháp hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cũng như đa dạng khẩu phần ăn cho husky nên bạn cũng có thể lựa chọn các loại thức ăn hạt của các thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của Husky.

>> Bạn có thể xem: Thức ăn hạt cho Husky

  • Chó Husky 6 tháng tuổi đến trưởng thành: 

Giai đoạn này dường như husky bắt đầu cứng cáp và trưởng thành nên việc chăm sóc chúng cũng trở nên nhẹ nhàng hơn. Khẩu phần ăn giai đoạn này có thể 2-3 bữa/ 1 ngày.

Nếu giai đoạn này Husky huấn luyện nhiều, phải vận động thường xuyên thì bạn cũng nên chú ý bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng để chúng tái tạo năng lượng sau một ngày vận động nhiều.

c) Cách chăm sóc chúng hằng ngày

Kinh nghiệm nuôi chó Husky là bạn cần giữ vệ sinh sạch sẽ từ chỗ ở cho đến các dụng cụ đựng thức ăn cho chúng để đảm bảo cơ thể luôn sạch sẽ, thức ăn an toàn không gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của chúng.

Sau khi ăn xong bạn cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ đựng thức ăn và để ở nơi khô ráo, tránh trường hợp gây ra các bệnh về đường tiêu hóa cũng như vi khuẩn cho những lần ăn sau. Không nên để lại thức ăn thừa cũng như thức ăn cho chúng từ từ ăn sau.

Bạn nên tắm rửa và tỉa lông husky sạch sẽ, thường xuyên. Có thể tắm 1-2 lần/ tuần, trường hợp nếu chúng vận động nhiều, bộ lông hơi dơ bạn có thể sử dụng sửa tắm khô cho chó để vệ sinh bộ lông, không cần phải tắm.

>> Bạn có thể xem thêm: Top 5 thương hiệu sữa tắm khô cho chó.

Sau khi tắm xong cho husky bạn nên dùng khăn hoặc máy sấy, sấy khô bộ lông của chúng để tránh tình trạng ẩm mốc, gây mùi hoặc sinh ra các ký sinh trùng như bọ chét, ve…. Khi tắm nhớ vệ sinh kỹ các phần tai, kẽ chân, kẽ tay…

Khi nuôi Husky bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như chuồng trại, bộ dụng cụ cắt tỉa lông, dụng cụ đựng thức ăn hoặc quần áo, vòng đeo cổ….để giúp bạn dễ dàng trong việc chăm sóc cũng như nuôi dưỡng một chú cún Husky khỏe mạnh, thông minh và lịch lãm.

d) Chuẩn bị các bài tập huấn luyện Husky từ nhỏ

Husky rất thích vận động nên từ nhỏ bạn nên dành một khoảng thời gian để đồng hành và huấn luyện chúng hình thành những thói quen tốt.

Giai đoạn tốt nhất để huấn luyện chó Husky là giai đoạn 3-6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này chúng vừa mới bắt đầu tự lập, cơ thể phát triển hoàn thiện và những thói quen chưa được hình thành, vì thế đây là thời điểm thích hợp nhất để bạn huấn luyện chúng phát triển cơ bắp, chiều cao cơ thể cũng như trở nên thông minh và nghe lời bạn hơn.

Nếu bạn không có nhiều thời gian để huấn luyện chúng, bạn chưa biết những bài tập nào là tốt cho Husky thì có thể đưa đến các trung tâm huấn luyện chó đặc biệt để được huấn luyện một cách chuyên nghiệp và nghiêm túc nhất.

Husky là giống chó không thích bị bắt ngồi một chỗ, nếu không được vận động chúng sẽ dễ sinh ra cáu, cắn phá đồ đạc trong nhà, bạn nên dành nhiều thời gian để cùng vui chơi và vận động với chúng, có thể là 30 phút/ 1 ngày.

e) Theo dõi y tế thường xuyên

Cũng như bao giống chó khác, bạn cần có lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chúng để theo dõi sức khỏe cũng như sự phát triển đều đặn, đặc biệt là chó husky con.

Đối với những chú chó husky con bạn nên tiêm phòng đầy đủ cũng như có thể sổ giun cho chúng theo định kỳ của các bác sĩ thú y tư vấn để đảm bảo sự khỏe mạnh, vui chơi hoạt động cùng bạn hàng ngày.

Trên đây là những kinh nghiệm nuôi chó husky mà Dog’s Mom chia sẻ đến bạn, hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong chăm sóc một chú chó husky khỏe mạnh, thông minh và đáng yêu nhé.

Nếu bạn cần thắc mắc gì về chó Husky cũng như về thú cưng thì có thể liên hệ trực tiếp Dog’s Mom để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

  • Địa chỉ: Dog's Mom - 87 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú 
  • Hotline/Zalo/Viber : 0916338901 

>> Quý khách xem thêm: Cách phân biệt chó husky và alaska

TIN TỨC LIÊN QUAN